travelist

Kinh Nghiệm Tham Quan Tháp Chàm Ponagar Nha Trang

Đánh giá bài viết

Tháp Chàm Ponagar Nha Trang là một trong những công trình kiến trúc cổ kính và linh thiêng bậc nhất của nền văn hóa Chăm Pa. Di tích này không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo mà còn bởi giá trị lịch sử, tín ngưỡng sâu sắc. Đến với Tháp Chàm, bạn sẽ có cơ hội khám phá những công trình gạch nung tinh xảo, tìm hiểu về nền văn minh Chăm vào những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Hãy cùng Travelist khám phá điểm đến đầy cuốn hút này ngay nhé!

Giới thiệu về Tháp Chàm Ponagar Nha Trang

Tháp Bà Ponagar, tọa lạc trên ngọn đồi Cù Lao bên bờ sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc, là một quần thể kiến trúc độc đáo của người Chăm Pa cổ.

Được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, thời kỳ hưng thịnh của đạo Hindu và vương quốc Chăm Pa, tháp thờ nữ thần Po Ina Nagar, được coi là Mẹ xứ sở, người tạo ra trái đất và cây cối, bảo vệ con người khỏi thiên tai và mang lại mùa màng bội thu.

Quần thể Tháp Bà Ponagar gồm ba tầng kiến trúc. Tầng thấp nhất là tháp cổng, hiện không còn tồn tại. Tầng giữa là Mandapa (nhà tĩnh tâm), nơi khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật, với hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác. Tầng trên cùng là nơi đặt bốn tháp chính, trong đó tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét, thờ nữ thần Ponagar.

 

Tháp Chàm Nha Trang
Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Kiến trúc của tháp thể hiện sự tinh xảo qua việc sử dụng gạch nung đỏ, kết dính mà không cần chất liệu kết nối rõ ràng. Các hoa văn chạm khắc trên tháp mô tả hình ảnh thần linh, vũ nữ và hoa lá, phản ánh sự giao thoa văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm Pa.

Hàng năm, từ ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch, lễ hội Tháp Bà Ponagar được tổ chức, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia, nhằm tôn vinh và ghi nhớ công đức của nữ thần. Đây là dịp để trải nghiệm văn hóa, tín ngưỡng và nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc Chăm.

Những kinh nghiệm khi đến Tháp Chàm Ponagar Nha Trang

Hướng dẫn đường đi đến tháp chàm ở Nha Trang

Di chuyển bằng máy bay, bạn có thể từ sân bay Nội Bài/Tân Sơn Nhất đến sân bay Cam Ranh. Từ sân bây, bạn có thể di chuyển đến Tháp Bà Ponagar bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt để đến đây. Bằng cách này, bạn có thể đến Nha Trang nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều.

Di chuyển bằng tàu hỏa, bạn có thể đặt vé đi tàu hỏa từ ga Hà Nội/Hồ Chí Minh đến ga Nha Trang. Từ ga Nha Trang về trung tâm cũng khá gần, mất khoảng 10 – 15 phsut di chuyển. Đi tàu hỏa bạn có thể dễ dàng nhìn ngắm được toàn booj vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước ta, tuy nhiên tốn khá nhiều thời gian để đi tàu.

Di chuyển bằng xe khách, hiện nay có nhiều hãng xe khách uy tín, bạn có thể dễ dàng để liên hệ và đặt vé nhanh chóng, tiết kiệm hơn 2 cách trên. Tuy nhiên, cách này chỉ nên sử dụng cho các du khách ở các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Đắk Lắk, Hồ Chí Minh… Mất khoảng 8 – 10 tiếng đi xe.

Khi đến Nha Trang, bạn có thể dễ dàng bắt taxi hoặc thuê xe để thuận tiện hơn trong việc di chuyển từ Nha Trang đến Tháp Bà Ponagar và đến thăm các địa điểm du lịch khác.

Tháp Chàm Nha Trang
Di chuyển từ Nha Trang lên Tháp Bà Pongar

Cập nhật giá vé và giờ mở cửa của tháp chàm Ponagar

Giờ mở cửa của Tháp Bà Ponagar là từ 6h00 đến 17h30 hàng ngày. Giá vé tham quan hiện tại là 30.000 đồng/người lớn và 15.000 đồng/trẻ em.
Lưu ý rằng thông tin về giá vé có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy bạn nên kiểm tra trước khi đến.

Những địa điểm tham quan gần tháp chàm Nha Trang

Ngoài được tham quan và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo trong và xung quanh Tháp Chàm Ponagar Nha Trang, du khách khi đến đây cũng có thể khám phá và trải nghiệm thêm các địa điểm xung quanh.

  • Tháp Trầm Hương: Tọa lạc tại Quảng trường 2/4 trên đường Trần Phú, Tháp Trầm Hương là biểu tượng của Nha Trang với kiến trúc độc đáo mô phỏng đóa sen. Du khách có thể tản bộ, chụp ảnh và ngắm cảnh biển tại đây.
  • Viện Hải Dương học Nha Trang: Nằm tại số 1 Cầu Đá, Viện Hải Dương học trưng bày hơn 20.000 mẫu vật của 4.000 loài sinh vật biển. Du khách có thể khám phá hệ sinh thái biển phong phú và tìm hiểu về đời sống dưới nước. Đặc biệt, trong Viện Hải Dương học còn có cả thủy cung để du khách tha hồ ngắm cảnh và chụp hình check-in.
  • Chợ Đầm Nha Trang: Là khu chợ trung tâm với kiến trúc độc đáo, nơi du khách có thể mua sắm đặc sản và quà lưu niệm. Chợ Đầm cũng là địa điểm lý tưởng để thưởng thức ẩm thực địa phương.
  • Khu suối khoáng nóng Tháp Bà: Cách Tháp Bà Ponagar khoảng 1 km, khu suối khoáng nóng Tháp Bà là nơi du khách có thể trải nghiệm tắm bùn khoáng thư giãn, tốt cho sức khỏe và làn da.
Ponagar Nha Trang
Khu suối khoáng nóng Ponagar

Những địa điểm ăn uống gần tháp chàm Nha Trang

Sau khi tham quan Tháp Bà Ponagar, bạn có thể ghé thăm những quán ăn nổi tiếng gần đó để thưởng thức đặc sản Nha Trang. Dưới đây là một số địa điểm được nhiều du khách yêu thích:

  • Bún cá Năm Beo

Địa chỉ: Chợ Đầm, phường Vạn Thạnh, Nha Trang

Món nổi bật: Bún chả cá, bún sứa, bánh canh chả cá

Giá tham khảo: 30.000 – 50.000 VNĐ/bát

Đặc điểm: Chả cá dai ngon, nước dùng trong và đậm vị, phù hợp cho bữa sáng nhẹ nhàng.

  • Bánh căn Cô Tư

Địa chỉ: 7A Tháp Bà, Nha Trang (cách Tháp Bà Ponagar khoảng 500m)

Món nổi bật: Bánh căn nhân tôm, mực, trứng cút ăn kèm nước mắm chua ngọt

Giá tham khảo: 25.000 – 50.000 VNĐ/phần

Đặc điểm: Bánh căn giòn rụm, nhân tươi ngon, ăn kèm xoài bào và mắm nêm độc đáo.

  • Quán Hải sản Gió Biển

Địa chỉ: 10 Phạm Văn Đồng, Nha Trang

Món nổi bật: Hàu nướng mỡ hành, ghẹ hấp, lẩu hải sản

Giá tham khảo: 100.000 – 300.000 VNĐ/người

Đặc điểm: Hải sản tươi sống, không gian thoáng mát gần biển, phù hợp cho nhóm bạn và gia đình.

  • Nem nướng Đặng Văn Quyên

Địa chỉ: 16A Lãn Ông, Nha Trang

Món nổi bật: Nem nướng cuốn bánh tráng với rau sống và nước chấm đặc biệt

Giá tham khảo: 40.000 – 100.000 VNĐ/phần

Đặc điểm: Nem nướng giòn, hương vị đậm đà, nước chấm sền sệt cực ngon.

Tháp Chàm Ponagar
Nem Nướng Nha Trang Đặng Văn Quyên

Một số lưu ý khi đến tham quan tháp Chàm ở Nha Trang

Để có một chuyến tham quan Tháp Chàm Ponagar trọn vẹn, bên cạnh việc tìm kiếm địa điểm du lịch, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Về trang phục: Vì Tháp Bà là một di tích lịch sử và nơi thờ cúng linh thiêng, du khách nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Nếu mặc quần ngắn hoặc váy ngắn, bạn có thể mượn trang phục truyền thống tại cổng vào.
  • Chọn thời gian tham quan hợp lý: Tháp Bà mở cửa từ 06:00 – 18:00 hàng ngày, vì thế để tham quan, bạn nên chọn buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì trời mát mẻ và ánh sáng đẹp, phù hợp để chụp ảnh check-in. Tránh đi vào buổi trưa nắng gắt, nhất là vào mùa hè.
  • Chuẩn bị đồ dùng cần thiết: Nếu bạn có ý định đi chơi vào ban ngày, hãy nên chuẩn bị thêm mũ, kính râm, kem chống nắng… Hơn nữa, nếu muốn trải nghiệm tắm bùn khoáng gần đó thì hãy chuẩn bị sẵn đồ bơi.
  • Giữ gìn phép lịch sự: Không được gây ồn ào, giữ gìn trật tự vào khu vực thờ cúng. Không được chạm vào các bức tượng hay di tích để bào tảo vẻ đẹp nguyên vẹn.
  • Cận thận khi di chuyển: Khu vực tháp có nhiều bậc thang, do đó bạn nên đi lại cẩn thận. Đặc biệt, vào mùa mưa, bậc thang có thể trơn trượt, cần đi giày bệt hoặc giày thể thao để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
  • Tuân thủ quy định tại điểm tham quan: Không được xả rác bừa bãi, luôn giữ gìn vệ sinh chung, không mang thức ăn vào khu vực tháp để tránh ảnh hưởng đến vệ sinh cảnh quan.

Khám phá những nét đẹp có tại Tháp Bà Ponagar?

Công trình kiến trúc cổ độc đáo

Tháp Bà Ponagar là một trong những công trình tiêu biểu của nền văn hóa Chăm Pa, được xây dựng từ thế kỷ VIII – XIII. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các tòa tháp được xây bằng gạch nung đỏ mà không cần dùng đến vữa hồ. Mỗi viên gạch được chế tác tỉ mủ, tạo thành điểm nhấn cho công trình kiến trúc nơi đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy được các hoa văn được chạm khắc trên tường tháp đậm chất nghệ thuật Chăm, nhưu cách thể hiện sự tôn kính với nữ thần Ponagar.

Tháp Bà Ponagar
Chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc Tháp Bà Ponagar

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 3 tầng khu di tích

Như đã biết, tháp Bà Ponagar gồm 3 tầng chính. Tầng dưới trước đây là công trình cổng tháp bàng gạch nhưng hiện tại chỉ còn là bậc thâng dẫn đến khu di tích. Tầng giữa là khu vực để cho các tín đồ nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật dâng lên. Nơi đây có 4 hàng cột uy nghi với 10 cột lớn và 12 cột nhỏ. Tầng trên cùng là khu vực quan trọng nhất với 4 tòa tháp chính, trong đó tháp thờ nữ thần Ponagar là công trình lớn nhất.

Thám Chàm Nha Trang
Khám phá vẻ đẹp 3 tầng khu di tích

Tham quan kiến trúc vương quốc Chăm cổ xưa

Bên trong các tháp, du khách sẽ thấy những bệ thờ, tượng nữ thần và nhiều phù điêu chạm khắc mang đặc trưng văn hóa Hindu giáo. Đặc biệt, tháp chính thờ nữ thần Ponagar được chạm khắc tinh xảo, thể hiện hình ảnh vị thần trong tư thế ngồi thiền trên đài sen, tay cầm vật linh thiêng.

Tháp Chàm Ponagar
Tháp chính là nơi thờ nữ thần Ponagar

Hòa mình vào hội văn hóa đặc sắc tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Hàng năm, từ ngày 21 đến 23/3 âm lịch, lễ hội Tháp Bà Ponagar được tổ chức long trọng, thu hút hàng nghìn du khách. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng tôn kính với nữ thần Ponagar qua các nghi thức cúng tế, rước kiệu, múa bóng, múa Chăm truyền thống. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội tham gia vào lễ hội lớn nhất của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Vẻ đẹp tháp Bà Ponagar
Hòa mình vào ngày hội văn hóa đặc sắc tại Tháp Bà Ponagar

Tháp Chàm Ponagar Nha Trang không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích văn hóa, kiến trúc. Nếu có dịp ghé thăm Nha Trang, đừng quên dành thời gian khám phá các địa điểm ở Tháp Chàm Ponagar mà Travelist đã giới thiệu để cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của vùng đất này nhé!

Facebook
LinkedIn
Pinterest
X
Picture of Nguyễn Long
Nguyễn Long
"Tôi là một blogger đam mê du lịch với hơn 5 năm kinh nghiệm khám phá Việt Nam. Tôi đã đặt chân đến nhiều nơi và trải nghiệm muôn vàn nền văn hóa khác nhau. Tôi mong muốn truyền cảm hứng cho mọi người khám phá những điều mới mẻ và trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất mà du lịch mang lại."
Danh sách doanh nghiệp

Đăng ký trở thành đối tác của chúng tôi